Vui lòng đợi...

Môn học: Tôn giáo học đại cương

Giảng viên: Mai Thị Hồng Vĩnh


Môn học: TÔN GIÁO HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên: Mai Thị Hồng Vĩnh 


THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Tên học phần: Tôn giáo học đại cương

Mã học phần:

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02    Loại học phần: bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

- Học phần học trước: Không

- Các học phần song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Không

- Bộ môn (Khoa) phụ trách học phần: Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học

- Số tiết quy định đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết           : 20 tiết                        + Thảo luận: 10 tiết

+ Làm bài tập                           : 0 tiết                         + Thực hành, thực tập: 0 tiết

+ Hoạt động theo nhóm          : 0 tiết                          + Tự học: 60 giờ

+ Bài tập lớn (tiểu luận)          : 10 giờ                        + Tự học có hướng dẫn: 0 giờ

2. Thông tin chung về các giảng viên dạy môn học

STT

Học hàm, học vị, họ tên

Số điện thoại

Email

1

ThS. Bùi Trọng Tài

0982486995

taibt@tnus.edu.vn

2

TS. Mai Thị Hồng Vĩnh

0982050611

vinhmth@tnus.edu.vn

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: (Ít nhất khoảng 150 từ)

          Môn học gồm hai phần: Phần một giới thiệu những vấn đề chung về tôn giáo và tôn giáo học, trong đó nêu định nghĩa về tôn giáo, tôn giáo học với tư cách là một khoa học, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, chức năng và các hình thức tồn tại của tôn giáo trong lịch sử. Phần hai tìm hiểu về tình hình tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam bao gồm các tôn giáo thế giới, các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

4. Mục tiêu môn học:

            Môn học nhằm trang bị cho Sinh viên các ngành khoa học xã hội những kiến thức cơ bản về tôn giáo và tôn giáo học bao gồm hai vấn đề cơ bản:

Thứ nhất là các vấn đề chung: khái niệm, nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo; đối tượng, phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học; Thứ hai là những kiến thức cơ bản về một số tôn giáo lớn trên thế giới và các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

- Mục tiêu về kiến thức:

+ Hiểu được khái niệm tôn giáo, nguồn gốc bản chất, chức năng của tôn giáo trong xã hội; tình hình tôn giáo hiện nay và các kiến thức cơ bản về một số tôn giáo lớn trên thế giới; quan điểm của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo và tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam;

+ Hiểu và vận dụng những kiến thức cơ bản về một số tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam; một số tín ngưỡng ở Việt Nam.

- Mục tiêu về kỹ năng:

+ Thực hành các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng khi phân tích một hiện tượng xã hội – tôn giáo;

+ Thực hành các bài tập, tình huống liên quan đến chuyên ngành thông qua việc vận dụng các kiến thức về tôn giáo và tín ngưỡng của học phần.   

- Mục tiêu về thái độ:

+ Tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mình và của người khác;

+ Có được những cách thức đối nhân xử thế phù hợp với tinh thần trần tục của tôn giáo là hướng tới chân thiện mỹ.

5) Học liệu:

- Giáo trình:

 [1].Trần Đăng Sinh - Đào Đức Doãn. Giáo trình Tôn giáo học. Nxb. Đại học Sư phạm. Hà Nội, 2007. Mã số: 65686 (LRC - TNU)

- Tài liệu tham khảo:

[1]. Viện Nghiên cứu tôn giáo: GS. Đặng Nghiêm Vạn. Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2007. Mã số: 62624 (LRC - TNU)

 [2]. Mai Thanh Hải. Các tôn giáo trên thế giới Tập 1, Nxb.Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2007. Mã số: 61995 (LRC - TNU)

[3]. Mai Thanh Hải. Các tôn giáo trên thế giới Tập 2, Nxb.Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2007. Mã số: 61996 (LRC - TNU)

[4]. Mai Thanh Hải. Các tôn giáo trên thế giới Tập 3, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2007. Mã số: 61997 (LRC - TNU)

[5]. Khoa Văn – Xã hội, Bùi Trọng Tài, Tập bài giảng tôn giáo học đại cương, Lưu hành nội bộ.

Tải tập bài giảng tại đây

[6]. Ngô Đức Thịnh (CB), Đạo mẫu ở Việt Nam, Nxb.Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002

Ngoài ra, sinh viên có thể tham khảo thêm các tài liệu khác:


6. Nhiệm vụ của sinh viên

6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp >= 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách giao bài tập.

6.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành;

6.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

            - Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Phần này có nội dung riêng

6.4. Phần khác (nếu có): Không

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 theo các tiêu chuẩn:

            + Thảo luận, bài tập:

            +  Kiểm tra giữa học phần:

            + Chuyên cần:

            + Thí nghiệm, thực hành (nếu có):

+ Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

+ Điểm thi kết thúc học phần

+ Hình thức thi (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm):

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

8. Nội dung chi tiết môn học:

8.1. Nội dung lý thuyết và thảo luận

 

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO HỌC

(Tổng số tiết: 5 tiết ; Số tiết lý thuyết: 5 ; Số tiết bài tập, thảo luận: 0)

 

1.1. Khái niệm, nguồn gốc của tôn giáo

1.2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu tôn giáo học

1.3. Chức năng của tôn giáo

1.4. Một số hình thức tôn giáo trong lịch sử

1.5. Tình hình tôn giáo trên thế giới

1.6. Lịch sử hay quá trình phát triển của tôn giáo

 

CHƯƠNG 2. CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI

(Tổng số tiết: 10 tiết; Số tiết lý thuyết: 5; Số tiết bài tập, thảo luận: 5)

 

2.1. Phật giáo

2.2. Ki tô giáo

2.3. Hồi giáo

CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

(Tổng số tiết: 10 tiết; Số tiết lý thuyết: 5; Số tiết bài tập, thảo luận: 5)

 

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo

3.2. Các tôn giáo ở Việt Nam

3.2.1. Phật giáo, Đạo Hồi

3.2.2. Công giáo, Đạo Tin Lành

3.2.3. Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo

3.3. Các hiện tượng tôn giáo mới

 

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM

(Tổng số tiết: 5 tiết ; Số tiết lý thuyết: 5; Số tiết bài tập, thảo luận: 0)

 

4.1. Tín ngưỡng thờ mẫu

4.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

4.3. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng

8.2. Nội dung về thực hành, thí nghiệm (Không)

8.3. Nội dung về bài tập lớn, tiểu luận (Không)

9. Kế hoạch triển khai môn học

9.1. Lịch trình chung

- Số tuần dạy lý thuyết:………10………..tuần; Số tiết/ tuần: 3

- Số tuần thảo luận, bài tập……10………….tuần; Số tiết/ tuần:

- Số tuần thực hành thí nghiệm(nếu có) ……0………….tuần; Số tiết/ tuần

- Kiểm tra giữa kỳ:…1tiết/ tuần

- Số tuần thực dạy: 10 tuần