Môn học: QUẢN LÝ HÀNH VI TRONG TỔ CHỨC
Giảng viên: Bùi Trọng Tài
THÔNG TIN MÔN HỌC
Tên học phần: Quản lý hành vi trong tổ chức
Mã học phần: PBO221
1. Thông tin chung về môn học
- Số tín chỉ: 02 Loại học phần: (bắt buộc, tự chọn): bắt buộc
- Các học phần tiên quyết: Khoa học quản lý đại cương, tổ chức học
- Học phần học trước: Không
- Các học phần song hành:
- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Không
- Bộ môn(Khoa) phụ trách học phần: Bộ môn Khoa học quản lý - Khoa Luật và Quản lý xã hội, trường Đại học Khoa học
- Số tiết quy định đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết : 30 tiết + Thảo luận: 05 tiết
+ Làm bài tập về nhà : 30 tiết + Thực hành, thực tập: 0 tiết
+ Hoạt động theo nhóm : 0 tiết + Tự học: 60 giờ
+ Bài tập lớn (tiểu luận) : 0 giờ + Tự học có hướng dẫn: 0 giờ
2. Thông tin chung về các giảng viên dạy môn học
STT |
Học hàm, học vị, họ tên |
Số điện thoại |
|
Ghi chú |
1 |
ThS. Bùi Trọng Tài |
0982486995 |
|
3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Môn học cung cấp cho người học về những kiến thức khái quát về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học hành vi trong tổ chức; nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành vi; tiếp cận theo năng lực, theo thái độ và theo tình huống trong công tác quản lý hành vi; quản lý và lãnh đạo hành vi theo tình huống; một số ứng dụng của quản lý, lãnh đạo hành vi theo tình huống.
4. Mục tiêu môn học:
Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về quản lý hành vi trong tổ chức, trong đó tập trung vào các nội dung như : khoa học về hành vi, cơ sở của hành vi nhóm và cá nhân, các yếu tố quyền lực, giao tiếp, xung đột trong tổ chức, quản lý biến đổi của tổ chức.
- Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học hành vi trong tổ chức để giúp họ hiểu được nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành vi của các thành viên trong tổ chức để lựa chọn phong cách lãnh đạo và tác động QL phù hợp nhằm phát huy cao nhất năng lực của tổ chức.
- Kỹ năng: Nắm bắt được nhu cầu, đông cơ thúc đẩy của các thành viên trong tổ chức và tạo ra động lực thúc đẩy các thành viên hành động thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.
- Thái độ: Qua môn học xây dựng nhận thức đúng đắn về đặc điểm tâm lý của các thành viên trong tổ chức, nhận thức được tính đa dạng của các cá nhân và thái độ chấp nhận
5) Học liệu:
5.1. Giáo trình, bài giảng chính :
[1]. ThS Tạ Thị Hồng Hạnh, Hành vi tổ chức, Trường Đại học Mở, TP Hồ Chí Minh, lưu hành nội bộ
Tải giáo trình, bài giảng chính tại đây
5.2. Tài liệu tham khảo:
[1]. Phạm Minh Hạc, Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
[2]. Nguyễn Hữu Lam, Hành vi tổ chức, NXB Giáo dục, 1996.
[3]. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
[4] Đỗ Long, Vũ Dũn, Tâm lý học xã hội và quản lý doanh nghiệp, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995.
Ngoài ra, sinh viên có thể download:
Tải đề cương chi tiết tại đây
Tải Sách giao bải tập tại đây
6. Nhiệm vụ của sinh viên
6.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận
- Dự lớp >= 80% tổng số thời lượng của học phần.
- Chuẩn bị thảo luận.
- Hoàn thành các bài tập được giao trong sách giao bài tập.
6.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có): Không
- Các bài thí nghiệm, thực hành của môn học;
- Yêu cầu cần đạt đối với phần thí nghiệm, thực hành
6.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận(nếu có): Không
- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận;
- Yêu cầu cần đạt
6.4. Phần khác(nếu có): Không
7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm
- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:
+ Thảo luận, bài tập: (a)
+ Kiểm tra giữa học phần: 20%
+ Chuyên cần: 10%
+ Thí nghiệm, thực hành (nếu có):
+ Bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)
+ Điểm thi kết thúc học phần: 70%
+ Hình thức thi: (vấn đáp, thi viết tự luận hoặc trắc nghiệm): Viết
- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.
8. Nội dung chi tiết môn học:
8.1. Nội dung lý thuyết và thảo luận
Chương 1. NHẬP MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC
(Tổng số tiết: 3 tiết ; Số tiết lý thuyết: 3 ; Số tiết bài tập, thảo luận: 0 )
1.1. Khái niệm về hành vi tổ chức
1.2. Phân tích mô hình hành vi tổ chức
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học (Các biến phụ thuộc)
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của môn học (Các biến độc lập)
1.3. Mối quan hệ giữa hành vi và quản lý
1.4. Những môn học đóng góp cho sự hình thành và phát triển của hành vi tổ chức
Chương 2: CƠ SỞ HÀNH VI CÁ NHÂN
(Tổng số tiết: 3 tiết ; Số tiết lý thuyết: 3 ; Số tiết bài tập, thảo luận: 0 )
2.1. Đặc tính tiểu sử
2.1.1. Độ tuổi
2.1.2. Giới tính
2.1.3. Tình trạng hôn nhân
2.1.4. Thâm niên
2.2. Khả năng
2.2.1. Khả năng tư duy
2.2.2. Thể lực
2.2.3. Sự phù hợp giữa khả năng và công việc
2.3. Tính cách
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách (Di truyền, Môi trường, Ngữ cảnh)
2.3.2. Những tính cách ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi tổ chức(Tính tự chủ, Chủ nghĩa thực dụng, Lòng tự trọng, Khả năng tự điều chỉnh, Xu hướng chấp nhận rủi ro, Tính cách dạng A, B- cụ thể trong bài học)
2.4. Học tập
2.4.1. Định nghĩa học tập
2.4.2. Các dạng lý thuyết học tập
- Lý thuyết phản xạ có điều kiện
- Lý thuyết điều kiện hoạt động
- Lý thuyết học tập xã hội
- Ứng dụng của lý thuyết học tập vào tổ chức
Chương 3: NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, GIÁ TRỊ VÀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
(Tổng số tiết: 3 tiết ; Số tiết lý thuyết: 3 ; Số tiết bài tập, thảo luận: 0 )
A. NHẬN THỨC
3.1. Nhận thức và quá trình nhận thức
3.1.1. Nhận thức
3.1.2. Quá trình nhận thức
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
3.2.1. Người nhận thức
3.2.2. Mục tiêu của nhận thức
3.2.3. Tình huống
3.3. Lý thuyết Quy kết (Attribution Theory)
3.4. Những hạn chế trong phán xét người khác
3.4.1. Tác động hào quang
3.4.2. Rập khuôn
3.4.3. Phép chiếu
3.4.4. Tác động trái ngược
3.5. Mối liên hệ giữa nhận thức và ra quyết định cá nhân
B. GIÁ TRỊ
3.6. Định nghĩa giá trị và tầm quan trọng của giá trị
3.7. Nguồn gốc của hệ thống giá trị
3.8. Các dạng giá trị
3.9. Các giá trị giữa những nền văn hóa khác nhau
C. THÁI ĐỘ
3.10. Khái niệm
3.11. Các loại thái độ
3.12. Lý thuyết bất hòa nhận thức
D. HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
3.1.3. Đo lường sự hài lòng trong công việc
3.14. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc
3.15. Sự hài lòng với công việc ở vai trò là biến độc lập
Chương 4: ĐỘNG VIÊN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Tổng số tiết: 3 tiết ; Số tiết lý thuyết: 4 ; Số tiết bài tập, thảo luận: 0 )
4.1. Khái niệm về động viên
4.2. Các lý thuyết về động viên
4.2.1. Các lý thuyết đầu tiên về động viên(Lý thuyết thang bậc nhu cầu; Lý thuyết X, Y; Lý thuyết hai nhân tố)
4.2.1. Các học thuyết đương thời về động viên(Lý thuyết ERG, Lý thuyết McClelland về nhu cầu; Lý thuyết mong đợi; Lý thuyết thiết lập mục tiêu; Thuyết Công Bằng)
Kiểm tra giữa kỳ: 3 tiết
Chương 5: CƠ SỞ CỦA HÀNH VI NHÓM
(Tổng số tiết: 3 tiết ; Số tiết lý thuyết: 3 ; Số tiết bài tập, thảo luận: 0 )
5.1. Định nghĩa nhóm và lý do hình thành nhóm
5.1.1. Định nghĩa
5.1.2. Lý do hình thành nhóm trong tổ chức
5.2. Mô hình hành vi làm việc nhóm
5.2.1. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến nhóm (Chiến lược của tổ chức, bộ máy tổ chức, các quy định do tổ chức đề ra một cách chính thức, nguồn lực của tổ chức, quá trình tuyển chọn nhân sự của tổ chức, v..)
5.2.2. Nguồn lực của các thành viên trong nhóm
5.3. Cấu trúc của nhóm
5.3.1. Người lãnh đạo chính thức
5.3.2. Vai trò của nhóm
5.3.3. Các chuẩn mực
5.3.4. Địa vị
5.3.5. Quy mô
5.3.6. Thành phần nhóm
5.3.6. Tính liên kết
5.4. Quy trình làm việc nhóm
5.5. Nhiệm vụ của nhóm
5.6. Ra quyết định trong nhóm
Chương 6: TRUYỀN THÔNG TRONG NHÓM VÀ TRONG TỔ CHỨC
(Tổng số tiết: 3 tiết ; Số tiết lý thuyết: 3 ; Số tiết bài tập, thảo luận: